Khóa học ISO 22000 – Nhận thức và đánh giá viên nội bộ ISO 22000/HACCP

Ngày khai giảng Thời gian học
08/04/2023

Học vào thứ 7 hàng tuần

(sáng 08h30 – 11h30; chiều 13h00 – 16h00)

Thời lượng: 3 ngày

Mỗi năm có rất nhiều người có sức khỏe bị ảnh hưởng bởi thực phẩm bẩn và các thực phẩm không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm, chính vì thế các tiêu chuẩn như ISO 22000, HACCP, FSSC được ra đời để có thể kiểm soát các mối nguy và hạn chế rủi ro trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và vận chuyển thực phẩm. Việc tham gia khóa học ISO 22000 do iRTC tổ chức giúp học viên có những kiến thức và kỹ năng cần có để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp có triển khai ISO 22000.

Giới thiệu khóa học ISO 22000 của iRTC

Đào tạo ISO 22000

Khóa học ISO 22000 do iRTC tổ chức thường niên cung cấp cho học viên nhận thức về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn 22000: 2018 một cách toàn diện cả về kỹ năng lẫn lý thuyết. Khi hoàn thành khóa học, học viên sẽ có năng lực phân tích mối nguy hại, thực hiện soạn thảo văn bản và đánh giá hệ thống chất lượng theo cách nhìn của bên thứ 3.

Khi hoàn thành khóa học ISO 22000, học viên sẽ được cấp chứng chỉ ISO 22000 do iRTC cấp – chứng chỉ sẽ có hiệu lực trên toàn quốc và được nhiều doanh nghiệp chấp nhận. Với những nhân sự thuộc các công ty thực phẩm hoặc các sinh viên – tân cử nhân muốn làm việc trong lĩnh vực thực phẩm thì chứng chỉ ISO 22000 sẽ vô cùng cần thiết và tạo lợi thế trong thời gian phỏng vấn.

Mục tiêu khóa học ISO 22000

Khóa học ISO 22000 sẽ đào tạo cho học viên nhận thức về ISO 22000, nắm được các nguyên tắc , yêu cầu, quy định của tiêu chuẩn ISO 22000. Về kiến thức, học viên sẽ được đào tạo về cơ sở và nội dung hệ thống quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000. Ngoài ra, học viên sẽ còn được đào tạo về những điểm chính trong hoạt động đánh giá nội bộ theo yêu cầu của ISO 22000.

Với những học viên đã quen thuộc với SO 22000: 2005 thì khóa học sẽ giúp học viên nâng cấp kiến thức qua việc giới thiệu về cấu trúc ISO cao cấp (HLS) mới cho các tiêu chuẩn hệ thống quản lý và tìm hiểu về những thay đổi của ISO 22000 phiên bản 2005 và ISO 22000 phiên bản 2018. Bên cạnh đó thì học viên cũng có thể xác định những lỗ hổng trong hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp trong hiện tại và bắt đầu lập kế hoạch chuyển sang tiêu chuẩn mới được sửa đổi.

Ai nên học ISO 22000

Một trong những trở ngại cho doanh nghiệp khi triển khai ISO 22000/HACCP đó là phải đầu tư chi phí và thời gian nhiều cho việc đào tạo ISO, phổ cập kiến thức về ISO 22000 & HACCP cho đội ngũ cán bộ và công nhân. Do đó, với những ai có dự định và mong muốn làm việc trong lĩnh vực thực phẩm thì việc có chứng chỉ ISO 22000 sẽ là một lọi thế vô cùng lớn. Ngoài ra, chứng chỉ ISO 22000 cũng là một điều kiện để bổ nhiệm các vị trí chủ chốt trong các doanh nghiệp thực phẩm.

Những đối tượng nên học ISO 22000:

  • Giám đốc, phó giám đốc, cán bộ/ nhân viên quản lý thực phẩm, QA/ QC/ KCS, Trưởng/ phó phòng ban của các doanh nghiệp có cung cấp các dịch vụ liên quan tới thực phẩm, bao bì sản phẩm, vận chuyển lương thực thực phẩm và các doanh nghiệp khác có liên quan.
  • Sinh viên năm cuối, các tân cử nhân, tân kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm mới ra trường.
  • Những cá nhân trong lĩnh vực thực phẩm muốn có cơ hội làm việc tốt hơn, cải thiện mức lương, có cơ hội làm việc tại các công ty lớn, đa quốc gia trong lĩnh vực thực phẩm.

Giảng viên đào tạo khóa học ISO 22000

Giảng viên đào tạo là các nhà quản lý tại các tổ chức trong và ngoài nước với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ISO và đào tạo về Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm.

Nội dung chương trình khóa học ISO 22000

No.

NÔI DUNG

SỐ BUỔI HỌC

CHƯƠNG TRÌNH NHẬN THỨC ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ISO 22000:2018

1

  • Giới thiệu khái quát về ISO 22000 : 2018.
  • Lịch sử hình thành tiêu chuẩn ISO 22000.
  • Yêu cầu cốt lõi ISO 22000 : 2018.
  • Thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến An toàn thực phẩm.
  • Nhận thức chung về An toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Các nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm.
  • Nhận biết & kiểm soát các môi nguy hại trong quá trình sản xuất chế biến.
  • Yêu cầu chung/ Yêu cầu về hệ thống tài liệu/ thảo luận.

02 buổi

 

 

2

PHÂN TÍCH CHI TIẾT CÁC YÊU CẦU HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ISO 22000

  • Bối cảnh của tổ chức.
  • Sự lãnh đạo.
  • Hoạch định FSMS.
  • Nguồn lực?
  • Chương trình tiên quyết.
  • Phân tích mối nguy và đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm.
  • Kiểm soát sản phẩm không phù hợp.
  • Theo dõi, đo lường và cải tiến FSMS.

3

  • Các bước triển khai áp dụng ISO 22000 trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm.
  • Các vấn đề thường gặp trong quá trình triển khai áp dụng ISO 22000 và cách thức xử lý vấn đề xảy ra.
  • Kinh nghiệm triển khai áp dụng ISO 22000 / HACCP thực tế trong các Doanh nghiệp hiện nay.
  • Giải đáp các thắc mắc/ vấn đề gặp phải của Công ty và đối tác.
PHƯƠNG PHÁP CẬP NHẬT DUY TRÌ HỆ THỐNG ISO 22000/ HACCP

4

  • Một số lưu ý trong quá trình vận hành/ duy trì hệ thống ISO 22000/ HACCP
  • Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro an toàn thực phẩm và hành động thực hiện khi cập nhật hệ thống ISO 22000:2018/ HACCP
  • Cấu trúc tài liệu hệ thống ISO 22000/ HACCP
  • Các bước điều chỉnh tài liệu hệ thống ISO.
  • Phương pháp chỉnh sửa tài liệu hệ thống các quy trình/ thủ tục/ HDCV …
  • Nguyên tắc triển khai duy trì áp dụng tài liệu hệ thống ISO hiệu quả.

01 buổi

CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ VIÊN NỘI BỘ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM ISO 22000/ HACCP

5

  • Các nguyên tắc trong đánh giá nội bộ Hệ Thống Quản Lý An Toàn Thực Phẩm ISO 22000 : 2018 / HACCP
  • Mục tiêu và ý nghĩa của hoạt động đánh giá nội bộ

01 buổi

6

Năng lực và đánh giá năng lực của chuyên giá đánh giá

  • Vai trò của đánh giá viên nội bộ
  • Tiêu chuẩn năng lực của đánh giá viên và của trưởng đoàn
  • Phong cách cá nhân
  • Kiến thức và kỹ năng
  • Duy trì và cải tiến năng lực
  • Đánh giá chuyên gia đánh giá

7

Quản lý chương trình đánh giá

  • Mục tiêu của chương trình đánh giá
  • Thiết lập chương trình đánh giá và làm bài tập lập chương trình đánh giá
  • Lựa chọn và chỉ định đoàn đánh giá
  • Thực hiện chương trình đánh giá
  • Theo dõi chương trình đánh giá
  • Xem xét và cải tiến chương trình đánh giá
  • Chuẩn bị checklist đánh giá
  • Tiến hành đánh giá tài liệu
  • Chuẩn bị đánh giá tại hiện trường
  • Qui trình tổ chức đánh giá nội bộ

8

Thực hiện đánh giá

  • Bắt đầu cuộc đánh giá
  • Chuẩn bị các hoạt động đánh giá
  • Họp khai mạc và thí dụ về họp khai mạc
  • Tiến hành các hoạt động đánh giá
  • Chuẩn bị và gửi báo cáo đánh giá
  • Hoàn thành cuộc đánh giá
  • Tiến hành đánh giá theo dõi

02 buổi

9

Kỹ thuật đánh giá

  • Các loại hình đánh giá
  • Đánh giá theo quá trình
  • Đánh giá truy vết
  • Truy tìm bằng chứng
  • Ghi nhận các điểm phát hiện
  • Lập hồ sơ báo cáo đánh giá

10

Tổng kết khóa học và giải đáp thắc mắc

Làm bài kiểm tra kết thúc khóa học

Tổng số buổi đào tạo 

06 buổi

(03 ngày)

THỜI LƯỢNG KHÓA HỌC: 06 buổi/khóa (03 ngày)
HỌC PHÍ: 3.500.000 VNĐ/khóa

ƯU ĐÃI:

  • Giảm còn 2.900.000 VNĐ /khóa dành cho học viên đã học tại iRTC hoặc nhóm ≥ 3 người
  • Hoặc giảm còn 3.200.000 VNĐ /khóa nếu nộp học phí trước khai giảng 05 ngày.

Bao gồm: Tài liệu + Cấp chứng chỉ + tea break

Chú ý: Học viên được cấp chứng chỉ vào buổi cuối khóa học.