ISO là gì? Những điều cần biết về ISO

Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về tổ chức đã viết ra các tiêu chuẩn được rất nhiều các tổ chức và doanh nghiệp trên thế giới áp dụng đó chính là tổ chức ISO. Hãy cùng tìm hiểu ISO là gì, tổ chức ra sao, được đặt ở đâu và đem lại những lợi ích như thế nào. Hãy cùng bắt đầu tìm hiểu ngay qua những chia sẽ dưới đây.

ISO là gì ?

International Organization for Standardization (ISO) là tổ chức quốc tế độc lập phi chính phủ (NGO) với thành viên là 166 cơ quan tiêu chuẩn quốc gia. ISO hoạt động một cách độc lập, không chịu sức ép từ bất kỳ một quốc gia để nhằm tạo lợi thế thương mại cho một quốc gia nào. Chính nhờ tính độc lập này, ISO tạo ra những tiêu chuẩn chung công bằng cho các quốc gia trên thế giới.

Trụ sở ISO tại Geneva
Trụ sở chính của ISO tại Genèva – Thụy Sỹ

ISO được thành lập ban đầu vào 23/2/1947 tại Vương Quốc Anh và hiện nay có trụ sở chính tại Genèva – Thụy Sỹ. ISO là nơi tập hợp của các chuyên gia thuộc các nước thành viên để chia sẽ chung kiến thức và xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện và cung cấp các giải pháp cho những thách thức toàn cầu, các tiêu chuẩn quốc tế, các quy định toàn cầu cho sản phẩm và dịch vụ, hệ thống đảm bảo chất lượng.

chuyên gia làm việc tại ISO

Bằng việc tiêu chuẩn hóa theo ISO, việc trao đổi hàng hóa dịch vụ quốc tế trở nên thuận lợi hơn, các doanh nghiệp trong nước có thể thuận lợi được đón nhận ở những thị trường khác khó tính hơn. Vì những lợi ích trên mà ISO hiện nay ngày càng được mở rộng quy mô áp dụng cho nhiều tổ chức không phân biệt mô hình, sản phẩm, dịch vụ và thậm chí là cả vào quản lý hành chính.

Cho tới nay, ISO đã ban hành lên tới 22700 tiêu chuẩn quốc tế và các tài liệu về nhiều thứ từ sản phẩm, dịch vụ, thực phẩm, an toàn lao động, quản lý chất lượng , nông nghiệp, môi trường,…

Chứng nhận ISO là gì?

Khi một tổ chức hay doanh nghiệp đã được chứng nhận ISO có nghĩa là tổ chức hay doanh nghiệp đó đã được xác nhận rằng một hệ thống quản lý, quy trình sản xuất, dịch vụ hay thủ tục tài liệu đã có tất cả các yêu cầu về tiêu chuẩn hóa và đảm bảo chất lượng.

Như đã nói, ISO ban hành rất nhiều tiêu chuẩn áp dụng cho nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau và mỗi tiêu chuẩn ISO sẽ có những tiêu chí và cách phân loại khác nhau bằng số. Để hiểu rõ hơn, ác bạn có thể coi qua ví dụ sau.

ISO 9001: 2015

ISO: Viết tắt của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế.

9001: Số xuất hiệu ngay sau ISO chính là phân loại tiêu chuẩn.

2015: Số cuối cùng sau dấu “:” thể hiện phiên bản của tiêu chuẩn. Số này được dựa trên năm mà tiêu chuẩn này được đưa ra tính theo dương lịch.

chứng nhận ISO là gì

Khi đã được chứng nhận ISO thì doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận ISO. Thông thường thì việc chứng nhận ISO sẽ từ 15 đến 30 ngày hoặc đôi khi dài hơn đặc biệt là trong thời điểm có nhiều hạn chế từ dịch Covid.

Ngoài ra thì sau khi được chứng nhận ISO thì doanh nghiệp cũng sẽ trải qua chu kỳ giám sát thường là 6 tháng, 9 tháng thậm chí 12 tháng tùy trường hợp.

Đánh giá ISO là gì?

Để có thể được chứng nhận và duy trì chứng ISO thì doanh nghiệp hay tổ chức cần triển khai đánh giá ISO. Đánh giá chất lượng ISO là một công cụ quản lý mà các công ty sử dụng để đánh giá, xác nhận và xác minh các hoạt động liên quan đến chất lượng.

Tại doanh nghiệp thì đánh giá nội bộ là công việc được doanh nghiệp triển khai thường niên đặc biệt là các doanh nghiệp muốn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO. Việc này được triển khai dựa trên hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp.

ISO đã và sẽ là điều kiện để các doanh nghiệp đưa sản phẩm tới các thị trường khác nhau trên thế giới và vì thế, có thể thấy rằng trong tương lai thì các doanh nghiệp sẽ quan tâm nhiều hơn tới đội ngũ nhân viên ISO như các chuyên viên ISO, thư ký ISO, đánh giá viên nội bộ ISO,… cũng như dịch vụ tư vấn ISO. Chính vì thế việc học ISO sẽ mở ra rất nhiều lợi thế về công việc. Không chỉ vậy, việc nắm rõ những tiêu chuẩn và tài liệu về ISO cũng là điều kiện cần thiết để bổ nhiệm những vị trí quan trọng trong doanh nghiệp như Cán bộ quản lý cấp trung, trưởng phòng, phó phòng ban trong công ty.

Hi vọng với những thông tin hữu ích vừa rồi sẽ giúp cho bạn hiểu thêm về ISO là gì cũng như thấy được tiềm năng của ISO trong tương lai. Nếu có thêm những thắc mắc cũng như cần được tư vấn những khóa học ISO phù hợp hoặc dịch vụ tư vấn ISO thì đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp với đội ngũ của iRTC qua hotline 0902 419 079 hoặc để lại lời nhắn qua form đăng kí ngay cuối bài viết.